Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”.
Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”.
Và “Sứ mệnh của giáo dục không phải là để tạo ra những kỹ sư, những nhà khoa học, những người nắm trong tay đủ mọi loại kiến thức, mà ý nghĩa sau cùng của giáo dục là khiến cho con người biết trân trọng sự sống, cảm nhận sự sống trong tổng thể, yêu mến đối với mọi sự sống trên thế giới này.” – Krishnamurti.
Hạnh phúc có một ý nghĩa lớn hơn chính là sự sẻ chia, và chúng ta không thể trao tặng ai điều gì nếu chúng ta không có những thứ đó trong lòng. Vun đắp cho con lòng yêu thương, học cách sẻ chia, tôn trọng xung quanh, đó có lẽ là gia tài lớn nhất mà cha mẹ có thể để lại cho con.
Một trong những kỹ năng quan trọng cần được rèn cho trẻ khi còn nhỏ chính là KHẢ NĂNG TỰ HỌC. Tự học giúp trẻ chủ động và thích nghi được với những thay đổi bên ngoài. Khả năng tự học thể hiện ở quá trình tự Quan sát – Phân tích – Đúc kết được vấn đề, hiện tượng thông qua những trải nghiệm thực tế. Học cách nhìn nhận vấn đề ở chiều sâu theo tư duy nhân – quả để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong những trường hợp cần thiết.
Điều đó đồng nghĩa người lớn chỉ là người hướng dẫn, con các con phải tự trải nghiệm lấy để rút ra bài học cho mình. Đồng nghĩa với việc các con có quyền được sai, học cách thất bại và được chấp nhận là – mình.
3/ Sự kiên trì – nhẫn nại với những khó khăn
Dù có thông minh, tài giỏi đến đâu thì những điều bất như ý vẫn luôn xảy đến. Chúng ta không thể dọn sạch khó khăn trên bước đường con đi, nhưng lại có thể giúp con có một nội lực bên trong để đương đầu với những khó khăn.
Đó là sự dũng cảm khi quyết định làm một điều gì đó khác đi, khó hơn.
Đó là sự kiên nhẫn để đi đến cùng, để chịu đựng những khó khăn.
Đó là sự tĩnh lặng trước những đổi thay của cuộc đời.
Sau tất cả, việc học mang một ý nghĩa lớn hơn là dạy trẻ có tình yêu thương để chia sẻ và thông cảm với mọi người, có đủ Trí Tuệ để phân biệt đúng sai, sáng tạo, dạy cho trẻ sự kiên nhẫn và lòng dũng cảm để vượt qua những thử thách trên đường đời.
Cân bằng giữa nuôi dưỡng Đạo đức, trau dồi Trí tuệ và rèn luyện Nghị lực là giá trị cốt lõi trong triết lý đào tạo của hệ thống trường Tuệ Đức.