Có thể phân loại thành 3 nhóm sản phẩm căn cứ vào thuộc tính và lợi ích như sau:
Có thể phân loại thành 3 nhóm sản phẩm căn cứ vào thuộc tính và lợi ích như sau:
Mỗi sản phẩm sẽ mang một tên gọi hay một dấu hiệu khác để phân biệt với nhau. Việc sử dụng một thương hiệu đã được bảo hộ là cần thiết để phân biệt một hàng hóa hay dịch vụ của từng doanh nghiệp. Đăng ký bảo hộ thương hiệu thường bao gồm cả việc đăng ký bảo hộ logo, tên thương mại, và Slogan. Vì thế thông qua thương hiệu người tiêu dùng có thể nhận dạng được từng loại sản phẩm của từng doanh nghiệp.
Thực tế thì người tiêu dùng luôn quan tâm đến công dụng và lợi ích thực mà sản phẩm mang lại cho sau đó mới đến thương hiệu của sản phẩm. và cuối cùng là những đánh giá của những người tiêu dùng khác về sản phẩm đó như nào?
Mục tiêu kinh doanh: Startup là khái niệm để chỉ một doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp và một Startup hoàn toàn có thể lớn mạnh thành một công ty quy mô lớn với một tầm nhìn rộng. Mặt khác, một doanh nghiệp SME thường là loại hình doanh nghiệp kinh doanh theo một mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm với một quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ.
Cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp SMEs không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào việc phải độc đáo hay đột phá để cạnh tranh và sống còn thì với Startup, việc phát triển buộc phải được tính theo hàng mũ để đứng vững trên thị trường cũng như thu hút thêm vốn đầu tư.
Chủ sở hữu: Các doanh nghiệp SME thường được sở hữu bởi cá nhân và ít huy động vốn từ bên ngoài. Còn Startup thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần và kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp của mình.
Tốc độ tăng trưởng: SME thường có lợi thế hơn so với doanh nghiệp Startup về tốc độ tăng trưởng bởi khả năng thu lợi nhuận có thể bắt đầu từ những ngày đầu tiên dù không nhiều đột phá như Startup. Mặt khác, Startup thông thường sẽ mất một khoảng thời gian đầu để có được số lượng người dùng cũng như doanh thu nhất định và thậm chí là chịu thua lỗ.
Bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng phải chịu những cơ hội và thách thức trong quá trình hình thành và phát triển, với doanh nghiệp SMEs cũng vậy, đặc biệt là trong thời điểm ngày càng nhiều doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường.
Với nguồn nhân lực dồi dào, doanh nghiệp SME sẽ không quá đau đầu trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực. Cùng với đó là khả năng tiến ra thị trường cũng không quá khó khăn dựa trên nhu cầu của khách hàng với mặt hàng mà các doanh nghiệp SME kinh doanh, sản xuất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo được khả năng cạnh tranh và thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Thời kỳ hội nhập hóa giúp cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp SME lớn hơn. Các doanh nghiệp này cũng có khả năng vận hành linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường. Ngay cả trước những biến động thì khả năng điều hướng cũng dễ dàng hơn.
Xem thêm: Lợi thế của doanh nghiệp nhỏ trong kinh doanh bán lẻ
Khó tiếp cận nguồn vốn: Nhiều doanh nghiệp SME liên tục gặp khó khăn trong việc thuyết phục các tổ chức tín dụng hay ngân hàng cho vay vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng vay ồ ạt để giải quyết một vấn đề với hy vọng lấy doanh thu bù lại nhưng không thể.
Khó tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu: Việc hội nhập công nghệ cung ứng giúp doanh nghiệp có thể quản lý cạnh tranh cũng như giảm thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất thấp kèm bất lợi trong thiếu hụt nhân lực khiến SME liên tục phải chịu đương đầu với việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội kết nối với các doanh nghiệp FDI.
Lỗ hổng trong quản trị doanh nghiệp: Có thể nói, các lãnh đạo doanh nghiệp SME chưa thực sự đầu tư kinh phí cho việc triển khai chiến lược Marketing cho thương hiệu, sản phẩm khiến việc cải thiện doanh số chưa thực sự hiệu quả. Cùng với đó là vướng mắc về cơ chế thông tin, hạn chế trong nguồn lực và công tác quản trị.
Lãnh đạo chệch hướng: Nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp SME chưa có năng lực lãnh đạo phù hợp cũng như chưa có định hướng rõ ràng mà điều này có thể khiến việc điều hành không thực sự hiệu quả. Về lâu dài, tinh thần này có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần của nhân viên và đến một thời điểm nào đó, doanh nghiệp sẽ phải nhìn nhận lại hướng đi của mình.
Sapo.vn hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ về những yếu tố liên quan đến doanh nghiệp SME cũng như vai trò của mô hình doanh nghiệp này đến nền kinh tế Việt Nam.
Ngành Marketing học trường nào?
Để đáp ứng nhu cầu học và nghiên cứu của ngày càng nhiều sinh viên, học viện, hiện đã có rất nhiều trường đại học, cơ sở giáo dục đào tạo Marketing chuyên nghiệp. Trong số đó có thể kể tới:
Đại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh (UFM): UFM là một trong số các trường hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh đào tạo các chuyên ngành về Marketing. Ngành học Marketing tại UFM hiện được chia thành 3 chuyên ngành là Quản trị Marketing, quản trị thương hiệu và truyền thông Marketing với thời gian đào tạo chính quy là 4 năm.
Đại học Kinh tế Quốc dân: Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là cở sở giáo dục đại học hàng đầu tại miền Bắc đào tạo ngành Marketing. Ngành Marketing tại NEU là ngành học có điểm chuẩn đầu vào cao thứ 2 trong số các ngành học trường tuyển sinh vào năm 2023.
Đại học FPT: Đại học FPT là đơn vị đại học tư thục nổi bật trong số các trường đào tạo ngành Marketing. Tại Đại học FPT, Digital Marketing được phân vào khối ngành Quản trị kinh doanh và được giảng dạy như một chuyên ngành, bên cạnh các ngành học khác như Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn,...
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC): Chuyên ngành Truyền thông Marketing của Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn nằm trong số các chuyên ngành hot mỗi mùa tuyển sinh. Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành Truyền thông Marketing được đào tạo chính quy 4 năm.
MindX School: MindX School là một hệ thống giáo dục chuyên đào tạo các ngành học công nghệ, kinh tế, đồ họa… phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội hiện đại. Đây là nơi bạn sẽ tìm được các khóa ngắn, trung và dài hạn về các ngành nghề đang có nhu cầu nhân sự lớn trong những năm gần đây.
Hiện tại, MindX School đang triển khai các khóa học Full Stack Marketer với lộ trình 6 tháng, tập trung đào tạo Marketing tối ưu chuyển đổi, fullstack cả về kỹ năng Content - Chạy Ads và bán hàng. Đây là lộ trình giúp người học tối ưu thời gian học và chương trình học được cá nhân hóa đảm bảo những kiến thức cần thiết nhất để bạn nhanh chóng trở thành một marketer chuyên nghiệp.
Nội dung bài viết trên đây của chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu một số định nghĩa Marketing là gì, các vị trí công việc trong ngành marketing, vai trò của Marketing trong doanh nghiệp và một số trường đại học, cơ sở đào tạo ngành Marketing. Theo dõi MindX Technology School để cập nhật các bài viết mới nhất nhé!
Ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau (đối với ô tô con, số linh kiện, phụ tùng có thể từ hơn 20.000 đến 30.000 – tính theo những linh kiện nhỏ nhất) được sản xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, điện tử, cao su-nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại được lắp ráp từ vài chục đến vài trăm linh kiện như động cơ, hộp số.
Theo cách phân loại trình độ công nghệ của các ngành chế tạo của UNIDO, ô tô được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình-cao, nhưng thực chất trong số hàng ngàn phụ tùng, linh kiện, mỗi loại cần công nghệ sản xuất khác nhau, từ công nghệ trung bình thấp (như một số sản phẩm ép nhựa đơn giản), đến những công nghệ cao, phức tạp (như hộp số, động cơ).
Chính vì các đặc điểm kỹ thuật nêu trên của sản phẩm ô tô, nên trong số các ngành công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào – đầu ra rộng nhất và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Vì lý do này, ngành này có ảnh hưởng lớn đến quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân.Một mặt, ngành công nghiệp ô tô sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và cả nền kinh tế.
Theo xu hướng phát triển, khi thu nhập của các cá nhân tăng cao, họ có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm hiện đại đi kèm với chất lượng và bảo đảm an toàn. Đáp ứng được yêu cầu đó, ô tô sẽ là phương tiện được ưa chuộng và dần thay thế xe máy theo xu hướng phát triển đi lên của đất nước. Đồng thời, trong các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp, con người sử dụng ô tô như nguồn lực trực tiếp phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thương mại phát triển.
Mặt khác, ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp ô tô là “khách hàng” của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim loại, cơ khí, điện tử, hóa chất,… Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại Nhật Bản, theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật (JAMA), công nghiệp ô tô đóng góp trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời các nhà sản xuất ô tô, các doanh nghiệp cung cấp linh phụ kiện cho ô tô cùng với các đại lý phân phối và dịch vụ khách hàng đã tạo ra gần 2,3 triệu việc làm.
Còn ở Mỹ, theo Thống kê của Hội đồng chính sách ô tô Mỹ (AAPC), nền công nghiệp ô tô chiếm hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội và tạo ra gần 1,6 triệu việc làm (tính chung cả các nhà sản xuất ô tô, các nhà cung cấp linh phụ kiện cũng như các đại lý dịch vụ) .
Chính vì vậy, việc duy trì và từng bước phát triển ngành công nghiệp ô tô có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, cụ thể:
Tạo tác động lan tỏa trong các ngành công nghiệp, tham gia vào việc thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới đến nay, Việt Nam đã luôn duy trì được sự tăng trưởng GDP khá ấn tượng, khoảng 6-7%/năm. Công nghiệp đã thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội cả nước.
Một trong số các yếu tố chính của sự thành công đó là đã thu hút đầu tư nước ngoài FDI hoặc cơ hội kinh doanh gia công, tập trung ở các ngành đòi hỏi nhiều lao động, như dệt may, da giày... do giá nhân công rẻ. Tuy nhiên hiện nay và trong tương lai, lợi thế cạnh tranh do giá lao động rẻ đang giảm dần. Nếu không có kế hoạch chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, rất có khả năng sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Vì vậy, Việt Nam cần phải cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia về chất, thông qua việc tăng hàm lượng công nghệ và chất xám trong sản phẩm, nâng cao hàm lượng lao động có tay nghề, tăng nội địa hóa ở các ngành công nghiệp, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy tác động lan tỏa của ngành công nghiệp ô tô đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ là rất lớn. Ví dụ tại Thái Lan, riêng 16 nhà sản xuất ô tô đã kéo theo sự phát triển và tạo công ăn việc làm cho hơn 2.000 doanh nghiệp hỗ trợ ở nhiều ngành nghề và công đoạn chế tạo khác nhau.
Số các doanh nghiệp ở Nhật Bản hỗ trợ cho việc lắp ráp ô tô vào khoảng 30.000. Có thể nói, ngành công nghiệp ô tô là ngành dẫn dắt sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và vì vậy, cũng là ngành có ảnh hưởng lớn đến phát triển công nghiệp và của nền kinh tế nói chung ở mọi quốc gia.
Đáp ứng nhu cầu bùng nổ sử dụng ô tô trong giai đoạn phổ cập xe hơi
Sản phẩm ô tô sẽ ngày càng thông dụng và trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân. Một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "motorization" (ô tô hóa) khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân. Hiểu theo nghĩa rộng, motorization là quá trình ô tô trở nên phổ biến và trở thành phương tiện thiết yếu của người dân khi thu nhập được nâng cao. Hiểu theo nghĩa hẹp, đó là thời kỳ bùng nổ nhu cầu sở hữu và sử dụng dòng xe du lịch dưới 9 chỗ.
Đây cũng là xu hướng của hầu hết các nước trên thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn trước của motorization. Cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người sẽ ngày càng gia tăng; hạ tầng giao thông ngày một phát triển và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Có thể khẳng định rằng, giai đoạn motorization chắc chắn sẽ xảy ra tại Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu trong khoảng từ năm 2020 đến năm 2025, khi trung bình có trên 50 xe/1.000 dân; GDP/người >3.000 USD.
Đến năm 2025, quy mô thị trường sẽ đạt mức cao khoảng 800-900 nghìn xe/năm. Dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trưởng mạnh, chiếm trên 70% thị trường. Dòng xe tải, xe buýt sẽ dần bão hòa, thị phần sẽ giảm dần.
Với dự báo nhu cầu ô tô của nước ta năm 2025 theo phương án trung bình khoảng 800-900 nghìn xe và năm 2030 khoảng 1,5-1,8 triệu xe, có thể đưa ra 3 tình huống để mô phỏng và tính toán tác động của ngành công nghiệp ô tô đến cán cân thương mại quốc gia:
(i) Không có sản xuất xe con trong nước, toàn bộ thị trường xe con là xe nhập khẩu; xe khách và xe tải nhập khẩu 50%, 50% sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hoá 50%, thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 12 tỷ USD và năm 2030 là 21 tỷ USD.
(ii) 50% thị phần là xe sản xuất trong nước, tỉ lệ nội địa hóa trung bình xe con đạt 40%, xe khác là 50% thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 9 tỷ USD và năm 2030 là 17 tỷ USD.
(iii) 80% thị phần là xe sản xuất trong nước, với tỉ lệ nội địa hóa trung bình xe con đạt 70%, xe khác là 80% thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 5 tỷ USD và năm 2030 là 9 tỷ USD.
Để được hưởng lợi từ xu thế motorization tất yếu nói trên, Việt Nam cần phải nâng cao thị phần của xe sản xuất trong nước với tỉ lệ nội địa hóa cao. Hay nói một cách khác, nếu không có ngành công nghiệp ô tô trong nước thì về lâu dài, Nhà nước cần giải bài toán cân bằng ngoại tệ để đảm bảo lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu ô tô và phụ tùng thay thế trong tương lai.
Góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, chuyển giao công nghệ, củng cố an ninh, quốc phòng
Đóng góp của công nghiệp ô tô cho sự phát triển của cả ngành công nghiệp, cho nền kinh tế và xã hội là những thực tế hiển nhiên được thừa nhận ở hầu hết các quốc gia có công nghiệp ô tô phát triển. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô là cơ hội thu hút nguồn vốn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến cũng như kinh nghiệm kinh doanh và quản lý hiện đại của các quốc gia công nghiệp phát triển, cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn lao động với trình độ tay nghề cao, ý thức chấp hành kỷ luật lao động công nghiệp tốt.
Tại Việt Nam, tuy công nghiệp ô tô mới đang ở giai đoạn đầu, nhưng cũng đã có những đóng góp có ý nghĩa cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cụ thể, công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đã đóng góp cho ngân sách thông qua các loại thuế hàng tỷ USD và tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp. Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là chưa kể các đóng góp về thuế và việc làm do hệ thống đại lý và các nhà cung cấp của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành mang lại.
Việc duy trì sản xuất ô tô thành công tại Việt Nam cũng tiếp tục duy trì cơ hội cho việc chuyển giao dần dần các công nghệ đa dạng, liên quan đến công nghiệp ô tô (công nghệ chế tạo cơ khí, công nghệ tin học tự động hóa, công nghệ vật liệu, kỹ năng quản lý và tối ưu hóa sản xuất, v.v…).
Mặt khác, nhu cầu đóng mới, sửa chữa các phương tiện phục vụ cho an ninh, quốc phòng với số lượng khá lớn và đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật ngày càng cao, nên chỉ có ngành công nghiệp ô tô phát triển mới có thể đáp ứng được các nhu cầu trên.
Thương hiệu đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả đối với người tiêu dùng khi quyết định có nên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó hay không.