Thạch Đen Cao Bằng Tác Dụng

Thạch Đen Cao Bằng Tác Dụng

Các loại đá lát, đá lát lề đường và phiến đá lát đường, bằng đá tự nhiên (trừ đá phiến)

Các loại đá lát, đá lát lề đường và phiến đá lát đường, bằng đá tự nhiên (trừ đá phiến)

Lựa chọn loại sản phẩm mà bạn muốn

Vĩnh Tường đồng hành cùng quý khách hàng để kiến tạo những công trình mang đến sự thân thiện, tiện nghi thoải mái nhất cho người sử dụng với các chức năng như cách âm, tiêu âm, chống cháy, treo vật nặng, chịu ẩm, và chịu nước từ nhóm vật liệu nhẹ hiện đại như Thạch cao, Tấm xi măng sợi,...

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc ý kiến nào, hoặc chỉ muốn chào hỏi, vui lòng liên hệ với nhóm hỗ trợ thân thiện của chúng tôi

Cây thạch đen, từ lâu đã được người dân Tràng Định (Lạng Sơn) bón trồng, thu hoạch. Nhưng kể từ khi Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư xuất nhập khẩu Đức Quý tiến hành thu mua cây thạch đen và xây dựng nhà máy chế biến, thì loại cây giảm nghèo này mới bắt đầu vươn ra biển lớn, hướng tới những thị trường xuất khẩu rộng lớn...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh trực tiếp xuống ruộng thăm, kiểm tra tình hình sản xuất thạch đen tại xã Tân Tiến (Tràng Định, Lạng Sơn)

Ngày 8/12/2020, lãnh đạo Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư về xuất khẩu thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc. Sự kiện này đã mở ra cơ hội bứt phá cho loại “cây trăm tỷ” thạch đen tại các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là Lạng Sơn.

Nắm bắt ngay cơ hội lớn ấy, ngay từ giữa tháng 12, Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Xuất nhập khẩu Đức Quý đã xuất lô hàng chính ngạch đầu tiên 1.000 tấn bột thạch đen sang Trung Quốc.

Ông Hà Viết Quý, Giám đốc Công ty TNHH Đức Quý, chính là người tiên phong thực hiện mô hình thu mua cây thạch đen để sản xuất bột thạch xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.Nhờ thị trường được mở rộng, giá mua thạch đen luôn ở mức từ 40.000-50.000 đồng/kg thạch khô.

Ông Quý sinh năm 1964, tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), là người luôn tâm huyết đau đáu với cây thạch đen. Ông tâm sự: “Sau nhiều năm mày mò, tìm hiểu, tôi thấy cây thạch đen có rất nhiều công dụng về y học, làm đẹp...

Nhận thấy địa bàn xã Kim Đồng, huyện Tràng Định có diện tích trồng  thạch đen lớn nhưng giá cả bấp bênh, thị trường tiêu thụ không ổn định, năm 2017, tôi quyết định thành lập Công ty Đức Quý, mở xưởng chế biến và thu mua thạch đen cho bà con với giá ổn định để xuất bán sang Trung Quốc”.

Cây thạch đen (còn có tên gọi là cây lương phấn thảo hay cây sương sáo) là loại cây thân thảo thấp, chiều cao trung bình từ 40 - 60cm, có thể dùng thân và lá để nấu ra thạch để ăn, giải khát. Cây thạch đen trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trồng tập trung chủ yếu tại 3 huyện Tràng Định, Bình Gia và Văn Lãng.

Diện tích cây thạch đen hàng năm vào khoảng 2.000 ha, với sản lượng đạt hơn 10.000 tấn, cho giá trị 200 – 250 tỷ đồng. Tràng Định là địa phương có diện tích trồng lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn với 1.385 ha, với sản lượng hơn 7.000 tấn mỗi năm.

Trong những ngày đầu khởi nghiệp, Công ty TNHH Đức Quý cũng gặp phải những khó khăn, thử thách không nhỏ. Năm 2018, việc xuất bán cây thạch đen cơ bản rất khó khăn bởi Trung Quốc không cho phép nhập hàng hóa chưa áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc nông sản. Vì vậy, cây thạch đen của nông dân trồng ra không có đầu ra tiêu thụ.

Ông Quý đã phải lặn lội sang tận Trung Quốc, Ấn Độ… để tìm đầu ra cho sản phẩm. Bỏ ra biết bao nhiêu công sức, cuối cùng ông cũng được đền đáp. Sau khi đánh giá thị trường, nhận thấy nhu cầu sử dụng bột thạch ở các nước rất cao, ông Quý đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để tiêu thụ bột thạch. Về nước, ông quyết định lắp đặt hệ thống máy móc hiện đại để sản xuất, chế biến bột thạch đen.Công ty TNHH sản xuất và Đầu tư xuất nhập khẩu Đức Quý bốc 1.000 tấn bột thạch đen lên xe để xuất khẩu chính ngạch lô hàng đầu tiên sang Trung Quốc

Đến cuối năm 2019, công ty của ông Quý đã hoàn thiện lắp đặt hệ thống máy móc hiện đại với trị giá 23 tỷ, với diện tích nhà xưởng trên 5.000 m2. Mỗi ngày, Công ty TNHH Đức Quý thu mua ít nhất 2 tấn thạch đen khô của người dân. Sau khi chế biến thành sản phẩm thạch đen, công ty xuất bán sang các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia…

Trong khi đại dịch COVID-19 hoành hành, Công ty TNHH Đức Quý không những không chịu ảnh hưởng mà đơn hàng còn có xu hướng gia tăng do nhu cầu bột thạch đen của các nước ngày càng cao. Công ty đã đã trang bị thêm nồi nấu, hoạt động 24/24 giờ, năng suất thu mua cây thạch tăng lên đạt 4 tấn/ngày, nghĩa là gấp đôi so với khoảng thời gian trước.

Nhờ áp dụng dây chuyền hiện đại, hiện nay, sản lượng sản phẩm của công ty làm ra thậm chí còn không đáp ứng kịp cho thị trường các nước vì nhu cầu quá lớn.

Nhờ chiến lược kinh doanh và thâm nhập thị trường hiệu quả, mỗi tháng, Công ty TNHH Đức Quý đạt doanh thu 200 triệu đồng, tạo việc làm cho 30 lao động chính thức và 15 lao động thời vụ với thu nhập ổn định từ 6 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Nói về những thành công bước đầu sau những tháng ngày khó khăn, gian khổ, ông Quý chia sẻ:

“Để có được thành công hôm nay, tôi thường xuyên nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, cách làm hay và tham khảo các mô hình ở nước bạn, mạnh dạn vay vốn để đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Để giúp người dân yên tâm về đầu ra, công ty ký hợp đồng thu mua thạch tận vườn với giá cao hơn thị trường 1.000 đến 2.000 đồng/kg.

Thời gian tới, Công ty TNHH Đức Quý dự định mở rộng nhà xưởng hướng đến thu mua toàn bộ cây thạch đen của huyện Tràng Định, cũng như đầu tư máy móc để chế biến bã thạch thành phân bón vi sinh, mở ra thêm một hướng phát triển mới".

Việc Công ty TNHH Đức Quý đi vào hoạt động và tiến hành thu mua thạch đen khô trên địa bàn huyện Tràng Định đã giúp giải bài toán đầu ra cho bà con nông dân địa phương. Bây giờ, cây thạch đen đã không còn đơn thuần chỉ là loại “cây giảm nghèo” - mà thực sự đã trở thành “cây trăm tỷ”, giúp người dân tăng thu nhập, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Những mô hình như Công ty TNHH Đức Quý cần phải được nhân rộng, tạo điều kiện phát triển tối đa, vừa để giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa giúp quảng bá giá trị sản phẩm thạch đen Tràng Định, Lạng Sơn.