Vậy tư duy phản biện là gì? Làm thế nào nó giúp chúng ta đưa ra lựa chọn thông minh hơn? Và liệu nó còn có lợi ích gì khác không? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Vậy tư duy phản biện là gì? Làm thế nào nó giúp chúng ta đưa ra lựa chọn thông minh hơn? Và liệu nó còn có lợi ích gì khác không? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Trong quá trình hơn 24 năm làm giáo dục, TS. Vũ Thế Dũng, nhà sáng lập Thinking School nhận thấy các định nghĩa trên chưa thực sự phản ánh được khái niệm này.
Điều này hoàn toàn không đúng. Cãi nhau thường xoay quanh vấn đề “Ai đúng, ai sai?”, nhưng tư duy biện luận là tìm ra “Lập luận nào là đúng, lập luận nào là sai?”. Hơn nữa, loại tư duy này là sự tranh luận xảy ra trong chính bản thân 1 người, với mối quan tâm về việc sắp xếp suy nghĩ có trước – có sau, đảm bảo chín chắn và toàn diện để lập luận vấn đề đúng đắn.
Mâu thuẫn là một trong những điều khó có thể tránh khỏi trong quá trình làm việc nhóm. Vậy làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn để làm việc hiệu quả, tránh để ảnh hưởng đến kết quả công việc? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 1.…
Một phần của việc rèn luyện để trở thành một người có tư duy biện luận liên quan đến việc tự phê bình chính mình. Theo đó, bạn cần tự nhìn nhận xem mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào và đã đúc kết được những kinh nghiệm nào trên hành trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Nếu chỉ chú trọng vào tư duy phản biện mà không có tư duy tự phê bình, bạn sẽ dễ mắc sai lầm khi đánh giá bất kỳ sự vật/sự việc nào, hay cố chấp cho mình là đúng nên dễ có tính kiêu căng và khó hòa hợp, duy trì mối quan hệ tốt với mọi người.
Thay vì mải mê tìm cách làm thế nào để phản biện thật hùng hồn trước đám đông, bạn hãy bắt đầu từ việc đặt các loại câu hỏi mở khác nhau và xoáy sâu vào vấn đề. Dựa trên bằng chứng khách quan và phân tích logic, bạn không chỉ học được diễn đạt trôi chảy, mà ngày càng giỏi hơn trong việc xác định thông tin không đúng sự thật hoặc gây hiểu nhầm từ người khác.
Không chỉ ở lĩnh vực khoa học, bạn hoàn toàn có thể áp dụng tư duy lập luận phản biện vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều này giúp bạn nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau sâu sắc, toàn diện và đưa ra quyết định có cơ sở hợp lý.
Chẳng hạn nếu đang phân vân có nên tham gia một khóa học nào đó, bạn vừa dựa trên những thông tin giới thiệu về nội dung khóa học, vừa tự hỏi những câu hỏi sâu hơn như: Khóa học này dành cho những đối tượng nào? Chi phí có phù hợp với ví tiền? Và quan trọng lợi ích bạn nhận được sau khi kết thúc khóa học có thể ứng dụng vào công việc, đời sống? Thông qua việc trả lời những câu hỏi trên, bạn quyết định được mình có nên tham gia hay không.
Mỗi người đều có quan điểm riêng, ngay cả những nhà bác học đưa ra những lập luận cũng có quan điểm và thành kiến cá nhân định hình suy nghĩ của họ. Vì vậy, khi nghe/thấy bất kỳ thông tin nào, trước tiên bạn nên mở rộng suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, thay vì vội vàng “trói buộc” bản thân vào quan điểm có sẵn. Tiếp đó, bạn xem xét những điều này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn như thế nào. Khi bạn đã đánh giá tất cả thông tin, hãy hình thành kết luận của riêng mình về vấn đề đó.
Khả năng giao tiếp cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của tư duy biện chứng. Nếu bạn tiến hành một cuộc đối thoại hòa nhã, biết lắng nghe và dẫn dắt câu chuyện sẽ giúp người đối diện dễ dàng thấu hiểu nội dung muốn truyền tải, qua đó tăng tính thuyết phục họ chấp thuận quan điểm bạn đưa ra hơn.
Đây là nhận định sai lầm về tư duy biện luận nhiều người mắc phải. Thực chất, đây là tư duy khách quan – công bằng, xét qua tất cả quan điểm lẫn góc nhìn mà không bảo vệ bất kỳ điều gì. Đồng thời, tư duy biện chứng còn hướng đến việc mở rộng suy nghĩ, chứ không bắt buộc bạn phải bảo vệ mỗi quan điểm có sẵn của mình.
Theo đánh giá chung, không chỉ riêng học sinh - sinh viên mà người Việt nói chung không giỏi tư duy phản biện. Nó phần lớn là kết quả từ cách giáo dục xưa nay của Việt Nam. Đối với cách học truyền thống, tư duy phản biện hầu như không được chú ý tới. Tại trường lớp và ngay cả tại nhà, hệ thống giáo dục Việt Nam bao trùm chủ nghĩa giáo điều. Thầy cô luôn cho mình là người nắm vững nội dung chuyên môn còn học sinh là những cái đầu rỗng tuếch. Còn trong gia đình, quyết định luôn thuộc về bề trên. Các bậc cha mẹ hay cho mình cái quyền quyết định mọi chuyện của con cái. Điều này dần dần làm hạn chế khả năng tư duy và tìm tòi của đứa trẻ, nó dạy chúng không nên thắc mắc mà chỉ chấp nhận rằng những điều người lớn nói là đúng.
Mặc dù hiện nay kỹ năng tư duy phản biện đang được dần dần chú trọng trong văn hóa và giáo dục Việt Nam, cụ thể là dần có nhiều cuộc thi tranh biện nổ ra như Trường Teen; ở cấp 3 và Đại học cũng bắt đầu thành lập các câu lạc bộ tranh biện. Đối với nhiều gia đình hiện nay, bố mẹ cũng lắng nghe ý kiến và chia sẻ với con cái nhiều hơn. Tuy nhiên, xét cho cùng, kỹ năng tư duy phản biện vẫn còn yếu kém đối với người dân Việt Nam.
Cũng như các kỹ năng khác, để có được kỹ năng tư duy biện chứng, bạn phải rèn luyện thường xuyên bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp hữu ích rèn luyện tư duy lập luận phản biện trở nên sắc bén và nhanh nhạy hơn:
Như ngay từ đầu tôi có đề cập, tư duy phản biện giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn thông minh hơn nhờ vào quá trình xem xét, so sánh, đánh giá giữa nhiều yếu tố và rút ra kết luận cho vấn đề một cách kỹ càng, thấu đáo. Mỗi ngày chúng ta có thể đưa ra hàng trăm quyết định, có thể đó là những vấn đề quan trọng hoặc không. Nhưng chắc chắn những quyết định quan trọng sẽ đòi hỏi nhiều suy nghĩ, chẳng hạn như nên chọn trường nào, ngành nghề nào để học, khi nào nên thay đổi công việc,… Để đưa ra một quyết định khôn ngoan, chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng chứ không chỉ xét về 1-2 khía cạnh. Bằng cách đó, tư duy phản biện giúp ta đối phó với các vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Như chúng ta đã biết, việc học là việc cả đời của mỗi con người, bởi vì kiến thức xã hội là vô cùng vô tận. Kỹ năng tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta cần phải có một khối lượng kiến thức lớn vì để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và ra quyết định đúng đắn trong lĩnh vực gì, trước hết chúng ta phải am hiểu rất rõ những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đó. Do đó, tư duy phản biện khích lệ chúng ta tìm kiếm đến các nguồn tri thức mới, nâng cao tầm hiểu biết. Chúng ta cũng vì thế mà mỗi ngày một hoàn thiện, hiểu biết và trưởng thành hơn.
Kỹ năng tư duy này cũng quyết định mức linh hoạt của sức tưởng tượng con người khi tiếp cận một vấn đề. Bằng cách thực hành tư duy phản biện, chúng ta không chỉ cho phép mình giải quyết vấn đề mà còn đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo để thực hiện. Nó đồng thời cũng cho phép chúng ta phân tích những ý tưởng này và điều chỉnh chúng cho phù hợp. Khi thực hành lối tư duy này càng nhiều, chúng ta càng có khả năng đưa ra những ý tưởng khác biệt, đột phá, vượt qua những suy nghĩ tư duy bình thường.
Chìa khóa để thành công trong sự nghiệp
Nền kinh tế tri thức toàn cầu ngày càng được thúc đẩy bởi thông tin, công nghệ và sáng kiến mới. Ngày nay, tư duy phản biện là cần thiết cho các nền kinh tế đang phát triển để giải quyết các vấn đề nhanh và hiệu quả nhất có thể. Tư duy phản biện là rất quan trọng cho con đường sự nghiệp bởi vì nó rèn luyện cho chúng ta khả năng tư duy độc lập và sáng tạo để giải quyết các vấn đề công việc. Đối với bất kỳ công ty nào, họ muốn có những nhân viên có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng, nhưng quan trọng hơn, họ muốn những người có thể giải quyết chúng một cách hiệu quả.
Trên thực tế, vào đầu năm 2016, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tư duy phản biện (critical thinking) được dự đoán là một trong những kỹ năng cần có nhất đối với lực lượng lao động ngày nay.
Tư duy phản biện giúp con trở nên tự tin và bản lĩnh hơn do có thể độc lập trong suy nghĩ và dũng cảm bày tỏ quan điểm cá nhân. Đồng thời, luyện tập lối tư duy này cũng dạy chúng ta sắp xếp các ý có bố cục và nhanh nhẹn hơn trong giao tiếp. Nhờ có khả năng tư duy phản biện, chúng ta sẽ trở nên tự tin hơn khi đưa ra những ý kiến của cá nhân mình.