Sống Trên Đời Này Cần Có Một Tấm Lòng

Sống Trên Đời Này Cần Có Một Tấm Lòng

úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.

úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.

Từ văn hóa dân gian tới văn hóa dân tộc

Trước đây múa rối nước chỉ là một trò chơi của nhân dân lao động, nông dân, để mua vui, rồi trở thành một nhóm người chơi tiến lên một phường, một gánh diễn và dần phát triển thành một nền văn hóa của con người Việt. Qua nhiều thế kỉ hình thành và phát triển, múa rối nước truyền thống trải qua những thăng trầm, lúc phát triển rực rỡ khi lại trầm lắng, rơi vào nguy cơ mai một, nhưng vẫn giữ được “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”. Có thể nói múa rối nước là một báu vật của dân tộc, thể hiện văn hóa truyền thống lâu đời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng, tái hiện sinh hoạt hay những cái rất đời thường hàng ngày, tái hiện hơi thở, cái hồn và ước mơ của người Việt, của làng quê Việt.

Những đôi tay tài hoa đằng sau tấm mành

Để những con rối vô tri được thổi hồn, không thể không nhắc tới kỹ thuật điều khiển con rối điêu luyện của những người nghệ sĩ. “Múa rối nước là bộ môn hoàn toàn được điều khiển thủ công bởi bàn tay người nghệ sĩ chứ không hề có máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên sẽ có một vài chi tiết bên lề sẽ cần có máy móc, chẳng hạn như cảnh con cáo chạy lên cây cau sẽ cần có thêm sự hỗ trợ thô sơ từ máy móc” - NSƯT Quốc Vũ chia sẻ.

Do việc điều khiển con rối hoàn toàn thủ công, người nghệ sĩ luôn phải tập luyện hàng ngày để kỹ năng thuần thục và điêu luyện nhất. Cũng bởi vậy, mỗi nghệ sĩ lại có một cách thể hiện các con rối khác nhau, cách cảm nhận tiết tấu và không gian khác nhau,  tạo nên nét diễn riêng biệt mà khó ai có thể bắt chước được. Họ là những luôn đứng đằng sau để những con rối sặc sỡ được tỏa sáng, mang đến những tiếng cười và sự thích thú cho mỗi khán giả.

Để đời sống của rối nước còn mãi

Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa giúp cho con người có thể tiếp cận và học hỏi được văn minh thế giới. Tuy nhiên, đứng trước xu hướng này, những văn hóa và giá trị truyền thống cũng gặp khó khăn trong việc được bảo tồn và duy trì. Là một loại hình nghệ thuật có một không hai trên thế giới với rất nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc, múa rối nước cần nhận được nhiều sự quan tâm và khai thác hơn đến từ người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Việt.

Những người nghệ sĩ cũng cần truyền tải được chiều sâu của nghệ thuật tới lớp trẻ. Vì nghệ thuật truyền thống không chỉ mang giá trị giải trí, mà còn rất nhiều giá trị khác to lớn như giá trị văn hóa, lịch sử của một dân tộc. Từ đó, người trẻ có thể hiểu được rõ nét và khơi dậy niềm tự hào về dân tộc, có nhận thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống nói chung và múa rối nước nói riêng.

- Nội dung: Diện Đàm, Mai Anh, Thu Huyền, Diệu Linh - Ảnh/ Video: Bảo Duy, Diện Đàm, Tiến Đạt, Hải Ngân, Đoàn Trang - Thiết kế: Bảo Duy, Đào Linh

Điều tôi thắc mắc nhất ở ông là giọng nói, đặc sệt Huế. Tôi tỏ ý tò mò, bác sỹ Hoàng Anh Dũng dí dỏm: Tui là Huế gia công. O có biết gia công là răng không? Giống như thời còn bao cấp ấy, Công ty quốc doanh người ta cho mang hàng về nhà làm gia công. Tui cũng rứa đó, được “gia công” ở Huế nhưng “quốc doanh” của tui là ở Đức Yên (Đức Thọ).

Tôi hỏi ông về những cảm nhận đối với Hà Tĩnh, ông thản nhiên: “Răng tui lại có cảm nhận chi được. Đây là đất quê tui mà. Cứ như về nhà rứa thôi”.

Bác sỹ Hoàng Anh Dũng (thứ 2 từ trái sang) nói chuyện thân tình cùng Bí thư thành ủy và lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh

Cùng trò chuyện với chúng tôi còn có Bí thư Thành ủy Ngô Đức Huy và bác sỹ Trần Nguyên Phú (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh) và một số người khác nữa. Như để cho tôi hiểu hơn sự có mặt của bác sỹ Dũng hôm nay, Bí thư Thành ủy đã nhiệt thành: “Cơ duyên để gặp được bác sỹ Hoàng Anh Dũng là thế này: Khi thành phố Hà Tĩnh triển khai đề án nâng cao chất lượng ngoại ngữ và tin học, để triển khai đề án hiệu quả, thành phố đã tìm kiếm những người con quê hương có tri thức giúp đỡ. Bác Quý (người Hà Tĩnh mình), nguyên trưởng khoa Ngoại ngữ một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh đã nhận lời giúp. Sau một thời gian vào ra, Bác Quý cũng hiểu hơn những khó khăn của thành phố. Một hôm, bác Quý nói: Tôi có thằng em có thể giúp được các anh đấy. Sau đó, thư qua thư lại, bác sỹ Dũng đã gửi ủng hộ thành phố 2 công ten nơ thiết bị y tế và giường bệnh trị giá 4,4 tỷ đồng tiền Việt”.

Câu chuyện cứ thế một lúc một thân tình. Bác sỹ Dũng kể về mình, về gia đình, công việc cho chúng tôi như những những người bạn lâu ngày gặp lại. Bố ông quê ở Đức Yên (Đức Thọ). Năm 1920 ông vào Huế. Ông làm nghề y, nguyên là Giám đốc Bệnh viện Quảng Bình, Quảng Ngãi. Sau về hưu, ông sang Bỉ sống. Hoàng Anh Dũng cũng “lênh đênh” theo gia đình. Tốt ngiệp Đại học y khoa Huế, anh theo bố vào Quảng Ngãi, đầu quân cho khoa Ngoại. Sau đó, anh lại theo gia đình sang Bỉ.

Thời gian đầu sống ở đất khách vô cùng khó khăn. Một bác sỹ có kinh nghiệm 10 năm làm việc tại Việt Nam đặt trong môi trường nước Bỉ bấy giờ cũng chỉ là… như bao lao động phổ thông khác. Bởi vậy, anh phải chấp nhận và bắt nhịp cuộc sống mới. Lúc này anh chỉ nghĩ đơn giản: đều là con trâu cày cả, làm cái gì sống được thì cứ làm. Anh đã làm đủ thứ nghề, từ rửa bát, bưng bê, quét dọn cho đến việc chạy “lon ton” tại viện dưỡng lão…

Anh vừa làm vừa kiếm tiền để bắt đầu lại sự học. Ban đầu, anh học tin học, sau đó khó làm ăn, anh lại quay lại sự nghiệp y học của mình. Anh giải trình trước Hội đồng y khoa Bộ Y tế Bỉ về tấm bằng bác sỹ và 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, họ đã đồng ý cho anh rút ngắn thời gian học xuống còn 5/10 năm.

Tốt nghiệp đại học y khoa lần 2, anh làm bác sỹ gia đình và cấp cứu tại một số bệnh viện tư. Sau đó, anh được nhận vào thực tập tại Bệnh viện Erasme, một trung tâm ghép tạng vào bậc nhất nhì châu Âu. Bấy giờ, ghép thận, tạng là ngành khá mới mẻ đối với y học thế giới. Để có tay nghề giỏi, anh đã tự thực hành cấy ghép tim, gan, thận trên cơ thế chưa biết bao nhiêu con lợn và sẵn sàng làm không công cho các cơ sở thí nghiệm. Chính vì thế anh đã nhanh chóng làm chủ kĩ thuật mới và chưa bao giờ thất bại trên bất cứ bệnh nhân nào. Năm 2004, bác sỹ Hoàng Anh Dũng được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa ghép thận tạng của Bệnh viện Erasme và 4 năm sau, ông giữ chức trưởng khoa và được xếp vào hạng chuyên gia đầu ngành của Bỉ và châu Âu.

Công việc của một chuyên gia hết sức bận rộn nhưng cứ có chút thời gian là bác sỹ Hoàng Anh Dũng lại tranh thủ làm những việc cho quê nhà. Ông dí dỏm: “Quan trọng là vợ đồng ý cho tui đi thì tui mới đi được chứ. Xin bên ấy cũng cực lắm! người ta cho mình, mình phải tháo lắp cho vào thùng rồi mới thuê xe chở về. Ban đầu không có tiền thì phải bám vào mấy ông bạn già. Mấy ông ấy thường đi về việt Nam thấy trẻ em còn cơ cực nhiều thương nên đã tổ chức Hội giúp đỡ trẻ em Việt nam. Mỗi lần các ông về Việt Nam khoảng 10 người, tham gia mua hàng cho trẻ khuyết tật xách tay sang bán. Mỗi chuyến dư khoảng 2000 euro lại cho tui làm phí vận chuyển đồ… Mà chuyện đi xin nó muôn hình lắm, phải chịu khó và tính toán đủ đường. Có hôm trời lạnh cóng, người ta gọi chở hàng lại phải đi ngay, lại phải tìm sinh viên mà thuê làm công cho giá rẻ… Nói chung là muôn vẻ. Mấy ông Việt Nam sang học thấy tui chạy tới chạy lui gom hàng nên đã bảo: Răng anh làm được rứa chứ bọn tụi thì chịu”…

Xin để mang về Việt Nam cho (vì Việt Nam còn quá thiếu), bởi thế bác sỹ Hoàng Anh Dũng đã không biết mệt mỏi. Ngoài xin hiện vật, ông còn tranh thủ tối đa mọi mối quan hệ để “hướng” về Việt Nam. Và những gì ông đã dành được cho Việt Nam không hề nhỏ. Ông đã mời nhiều giáo sư, bác sĩ đầu ngành ghép tạng của thế giới, trong đó có những tên tuổi lớn như GS. Van Haelewijick B. - Chủ tịch Hội thông tin hiến tạng, mô thế giới đến thăm và làm việc tại Việt Nam, cùng với đó là tập huấn, chuyển giao kĩ thuật, đào tạo cho các bác sĩ Việt Nam trong bối cảnh ngành ghép thận tạng nước ta còn rất mới mẻ. Nhiều trung tâm ghép thận tại Việt Nam từ Bắc vào Nam đã có sự tham gia trợ giúp của ông như: Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện đa khoa Quy nhơn, Bệnh viện đa khoa Kiên Giang... Gần đây nhất, từ 2008 đến nay là Bệnh viện 19/8 (Bộ Công an).

Bác sĩ Dũng và các cộng sự đã hỗ trợ, chuyển giao công nghệ thực hiện ghép thận bằng phương pháp nội soi, một phương pháp tiên tiến lần đầu tiên được thực hiện ở khu vực phía Bắc cho Bệnh viện 19/8. Bác sỹ Dũng còn trực tiếp mổ ghép thận hàng trăm ca tại Việt Nam và trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao công nghệ mới cho các bác sĩ Việt Nam, đồng thời ông cũng đã tổ chức nhiều khóa học, đào tạo, xin học bổng của trường ULB cho các bác sĩ Việt Nam sang du học tại Bỉ.

Từ năm 2001 - 2005, đã có 30 bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Huế sang Bỉ thực tập. Trong 2 năm 2008 - 2010 đã có 3 đoàn bác sĩ Bệnh viện 19/8 sang tập huấn tại trường ULB. Ngoài ra, trong quá trình về Việt Nam làm việc, bác sĩ Hoàng Anh Dũng đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, đóng góp nhiều tặng phẩm, trang thiết bị y tế và những thuốc đặc trị đắt tiền cho nhiều bệnh viện trong nước. Đặc biệt, tại tỉnh Kiên Giang, bác sĩ Dũng đã vận động đóng góp hiện vật trị giá 30 tỉ đồng.

Mỗi năm, bác sỹ Hoàng Anh Dũng về Việt Nam độ 5 lần. Tuy nhiên, lần nào lịch làm việc của ông cũng kín thời gian và trải dài một chuỗi từ Bắc chí Nam. Bận rộn là vậy nhưng chưa bao giờ ông thấy áp lực. Ông giải thích: “Cơ thể tôi có một sức chịu đựng khác thường hơn so với người khác. Tôi có thể mổ liên tục hơn nhiều giờ so với mức bình thường. Thời gian làm việc của tôi cũng rứa. Lần này tôi về để tổ chức một hội thảo về mổ ghép tạng tại Bệnh viện Y học Hà Nội. Giờ tôi tranh thủ về Hà Tĩnh xem tình hình thế nào, nhu cầu thế nào để có cách giúp đỡ hữu hiệu hơn. Sau đó, tôi lại trở ra bệnh viện 19/8 để tham gia một ca mổ; rồi lại vào Sài Gòn làm một số việc nữa. Công việc của tôi là rứa đó, có gì đâu, còn làm được thì cứ làm, đóng góp được từng nào cho quê hương thì hay từng đấy”…

Một tấm lòng cho bệnh nhân, cho quê hương! Và tôi ngẫm ra rằng, đó cũng là lý do vì sao bác sỹ Hoàng Anh Dũng lại không biết mệt mỏi cho những ca phẩu thuật xen lẫn công việc xin - cho, cho những chuyến đi về. Và hơn hết là niềm vui, sự thanh thản rạng ngời trên khuôn mặt của ông.

Sau chuyến tham quan và tìm hiểu nhu cầu thực tế tại Hà Tĩnh, bác sỹ Hoàng Anh Dũng cho biết trước mắt sẽ giúp Hà Tĩnh về phẫu thuật nội soi các bệnh ở ổ bụng, tiết niệu và sản khoa. Về lâu dài, sẽ góp sức chung tay cùng Hà Tĩnh xây dựng một trung tâm ghép tạng tương đương như 7 trung tâm ghép tạng trên toàn quốc hiện nay.