Pháp Luật Logistics

Pháp Luật Logistics

- Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các quy định về tỷ lệ sở hữu(tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cao nhất không quá 51%), hình thức đầu tư(góp vốn, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh...), số lượng lao động nước ngoài,... tùy theo từng loại hình dịch vụ cụ thể.

- Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các quy định về tỷ lệ sở hữu(tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cao nhất không quá 51%), hình thức đầu tư(góp vốn, mua cổ phần, hợp tác kinh doanh...), số lượng lao động nước ngoài,... tùy theo từng loại hình dịch vụ cụ thể.

Hệ thống pháp luật hải quan (Thông tư)

Phần trước ONEX Logistics đã trình bày về Nghị định. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Thông tư hướng dẫn về khai báo Hải quan và công việc liên quan. Rất mong nhận được góp ý xây dựng từ các bạn.

1) Thông tư 38/2015/TT-BTC – Do Bộ Tài Chính ban hành ngày 25/3/2015, có hiệu lực từ ngày 01/4/2015 – Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lí thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. – Bên cạnh đó, Thông tư cũng ban hành Phụ lục các biểu mẫu quan trọng có liên quan. => Xem chi tiết tại đây

2) Thông tư 39/2018/TT-BTC – Do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/4/2018, có hiệu lực từ ngày 05/6/2018 – Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số quy định và Phụ lục tại Thông tư 38/2015/TT-BTC. => Xem chi tiết tại đây

3) Thông tư 39/2015/TT-BTC – Do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/3/2015, có hiệu lực từ ngày 01/4/2015. – Thông tư này quy định chi tiết vê trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tư này cũng ban hành phụ lục gồm: Một số ví dụ về phí bản quyền, giấy phép; Danh mục các biểu mẫu liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; Mẫu tờ khai trị giá hải quan và hướng dẫn khai báo. – Tuy nhiên hiện Thông tư này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 60/2019/TT-BTC, và một số phụ lục cũng được Thông tư này thay thế, bổ sung. => Xem chi tiết tại đây

*HỢP NHẤT PHỤ LỤC THÔNG TƯ 38/2015/TT-BTC VÀ THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC: – Phụ lục 1: Đăng kí tham gia kết nối với hệ thống đối với người khai hải quan. – Phụ lục 2: Danh sách 31 loại chứng từ khai báo và các chỉ tiêu thông tin khai báo đối với tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu và chứng từ kèm theo. – Phụ lục 3: Các loại tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Phân luồng; Thông quan; Giải phóng hàng; Thông báo kết quả phân luồng; Bổ sung sau thông quan; Danh mục miễn thuế nhập khẩu; Thông báo ấn định thuế). – Phụ lục 4: Mẫu tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu. – Phụ lục 5: Biểu mẫu về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan: Thông báo về việc làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; Bảng kê hóa đơn thương mại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Tờ khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Đơn đề nghị hủy tờ khai; Phiếu theo dõi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;… – Phụ lục 6: Biểu mẫu về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lí thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu: Đơn đề nghị về việc xác định mã số trước, Đơn đề nghị xác định trước giá trị hải quan, Thông báo về trị giá hải quan,… – Phụ lục 7: Chứng từ thanh toán – Phụ lục 8: Mẫu Thông báo kết quả kiểm tra; Biểu mẫu về kiểm tra sau thông quan; Công bố quyết định kiểm tra; Biên bản kiểm tra;… – Phụ lục 9: Bảng kê khai hàng hóa quá cảnh; Đơn xin thành lập địa điểm;…

4) Thông tư 14/2015/TT-BTC – Do Bộ Tài chính ban hành ngày 30/01/2015; có hiệu lực từ ngày 16/3/2015. – Thông tư này hướng dẫn người khai hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện các công việc có liên quan đến phân loại hàng hóa, thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu việc phân loại hàng hóa, sử dụng kết quả phân tích để phân loại hàng hóa, sử dụng kết quả phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. – Thông tư cũng quy định chi tiết về các mẫu văn bản đăng ký Danh mục máy móc thiết bị cần phân tích để phân loại; Phiếu theo dõi trừ lùi; Danh mục hàng hóa các chi tiết, linh kiện rời của máy móc thiết bị nguyên chiếc; Phiếu theo dõi trừ lùi các chi tiết, linh kiện rời của máy móc thiết bị nguyên chiếc; Phiếu yêu cầu phân tích kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa; Phiếu tiếp nhận yêu cầu phân tích; Biên bản trả lại mẫu hàng hóa đã phân tích; Thông báo kết quả phân loại hàng hóa; Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. => Xem chi tiết tại đây

5) Thông tư 17/2021/TT-BTC Do Bộ Tài chính ban hành ngày 26/02/2021, có hiệu lực từ ngày 12/04/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu – => Xem chi tiết tại đây

6) Thông tư 06/2021/TT-BTC Do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/01/2021, có hiệu lực từ ngày 08/03/2021 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019 về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu – => Xem chi tiết tại đây

*Các văn bản hướng dẫn khác – Công văn 7565/TCHQ-TXNK, 6121/TCHQ-GSQL, 5914/TCHQ-TXNK năm 2018 xử lý vướng mắc tại Thông tư 39/2018/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành. – Công văn 5245/TCHQ-GSQL năm 2018 xử lý các vướng mắc tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành. – Công văn 4787/TCHQ-TXNK năm 2018 về xử lý vướng mắc tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành. – Công văn 3997/GSQL-GQ1 năm 2018 về vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 39/2018/TT-BTC do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành. – Công văn 2762/GSQL-GQ1 năm 2018 vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành. – Công văn 5245/TCHQ-GSQL năm 2018 xử lý vướng mắc tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành. – Công văn 5391/TCHQ-GSQL năm 2018 về vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành.

Ngày 31 tháng 03 năm 2023 Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương có hiệu lực từ ngày 16 tháng 05 năm 2023.

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 233 Luật thương mại 2005 thì Logistics là dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Những lợi ích và ý nghĩa của dịch vụ logistics mang lại

(1) Tiết kiệm chi phí: Logistics giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu thông hàng hóa thông qua việc tối ưu hóa quy trình.

(2) Tăng hiệu quả hoạt động: Áp dụng logistics giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, lưu thông, phân phối sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất.

(3) Nâng cao chất lượng dịch vụ: Logistics đảm bảo chất lượng dịch vụ cao hơn thông qua việc đồng bộ các khâu vận chuyển, lưu kho, xử lý đơn hàng.

(4) Tăng cường khả năng cạnh tranh: Logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chi phí thấp, chất lượng dịch vụ tốt.

(5) Hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử: Logistics là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của thương mại điện tử.

(6) Tạo việc làm và phát triển ngành: Logistics thúc đẩy phát triển ngành vận tải, kho bãi, tạo nhiều việc làm cho lao động.

(7) Hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu.

Như vậy, dịch vụ logistics mang lại nhiều lợi ích về chi phí, năng suất, chất lượng, cạnh tranh và phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp và xã hội.