Last edited by a moderator: 4 Tháng chín 2021
Last edited by a moderator: 4 Tháng chín 2021
NGHỀ NHÂN SỰ KHÔNG DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI “HIỀN LÀNH” (Bài viết đăng lại một phần từ HR Eduplus) Chia sẻ từ Brian Walker, Chief Human Resources Officer của công ty Global HR Executive "(...) Sự đồng cảm chính là chìa khóa Tôi luôn tin rằng điều mà một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự thực sự cần không phải là “nice”, mà phải là sự đồng cảm. Đó là cách mà bạn thấu hiểu và chia sẻ cảm nhận với mọi người. Chúng tôi phải làm việc này, thỉnh thoảng rất khó khăn, nhưng đó lại là điều mà công ty cần để vận hành trơn tru. Làm việc với sự đồng cảm, và làm cho những nhà lãnh đạo khác cũng có được sự đồng cảm đó, thực sự đã làm nên sự khác biệt. Giống như một nhiệm vụ của phòng NS, chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận thông tin dù tốt dù xấu và phản hồi lại, hoặc giúp cho người lãnh đạo khác đưa ra phản hồi hợp lý. Đây luôn là cách tốt nhất để tạo nên sự đồng cảm. Cân bằng Là chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, chúng tôi phải giữ cho tất cả mọi thứ cân bằng nếu chúng tôi muốn duy trì môi trường công bằng. Cân bằng trong cuộc sống là rất quan trọng. Trái lại, nếu làm không tốt, nó có thể trở thành sự thiên vị và góp phần tạo ra việc một số cá nhân tránh né công việc khó nhằn. Đây là điều mà không một công ty nào muốn gặp phải. Tôi yêu công việc của mình, không phải vì nó “tốt đẹp” mà bởi tôi tìm thấy sự thỏa mãn khi giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra thông qua sử dụng nguồn nhân lực. Đây là vấn đề chiến lược, nhưng cũng là một nghệ thuật mà bạn phải thực hành hàng ngày để đảm bảo rằng bộ máy này luôn vận hành tốt. Giúp đỡ và quan sát quá trình trưởng thành của mọi người là một điều tuyệt vời. Nhưng giúp đỡ và quan sát công ty dần phát triển thông qua những con người đã lao động hăng say để đạt được điều đó còn là một điều quan trọng và trọn vẹn hơn nữa. Human Resources Career is Not for “Nice” People - Fair, Not Nice Vì vậy, nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực nhân sự, hãy ghi chú lại những điều thực sự cần thiết để thành công và chắc chắn rằng bạn đang theo đuổi sự nghiệp này với những lý do đúng đắn. Nếu bạn đã làm việc trong lĩnh vực nhân sự, hãy bình tĩnh, giữ vững lập trường, và tập trung vào những điều thực sự quan trọng. Hãy luôn đồng cảm, nhưng khi bạn làm những điều đúng đắn thì cũng đừng ngần ngại đưa ra những thông điệp cứng rắn. Nếu bạn không thuộc hai đối tượng trên, tôi đánh giá rất cao việc bạn đã đọc đến đây để hiểu rằng làm nhân sự thật sự không dễ chút nào. Chính bởi vậy, bạn hãy nói với những đồng nghiệp tại phòng nhân sự rằng bạn đánh giá cao những gì họ đang làm nhé. Đồng cảm với họ, với áp lực công việc mà họ đang làm, cũng là cách tuyệt vời nhất để cùng nhau xây dựng một văn hóa tốt đẹp cho chí." Cr: Jobwise
Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí JAMA uy tín, fluoroquinolon đường toàn thân làm tăng nguy cơ bệnh lý thần kinh ngoại vi thêm 47%
Đây là nghiên cứu hồi cứu ghép cặp case-control sử dụng dữ liệu định danh từ tất cả các bệnh nhân đăng ký khám tại các phòng khám bác sỹ gia đình lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống y tế Vương quốc Anh (The Health Improvement Network database) từ 01/01/1999 đến 31/12/2015. Cohort gồm 1 338 900 bệnh nhân người lớn đã được kê đơn ít nhất 1 lần các thuốc có chứa fluoroquinolone (34.3%) hoặc amoxicillin-clavulanate (65.7%). 01 bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại vi (peripheral neuropathy) được bắt cặp (về tuổi, giới, thời gian dùng thuốc) với 4 bệnh nhân nhóm đối chứng (controls) từ cohort các bệnh nhân được kê fluoroquinolone hoặc amoxicillin-clavulanate đường uống. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại vi ở hai nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm với fluoroquinolone và amoxicillin-clavulanate. Kết quả cho thấy có tổng số 5357 bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại vi (Tuổi trung bình [SD] là 65.6 [14.7] tuổi; 2809 nữ [52.4%]) được ghép cặp với 17 285 bệnh nhân nhóm đối chứng (Tuổi trung bình [SD] là, 64.4 [15.2] tuổi; 9485 nữ [54.9%]) (đã loại trừ các bệnh nhân tiểu đường). Phơi nhiễm với fluoroquinolone có thể làm tăng nguy cơ tương đối mắc bệnh lý thần kinh ngoại vi lên 47% so với nhóm không phơi nhiễm (adjusted incident rate ratio, 1.47; 95% CI, 1.13-1.92). Mỗi một ngày kéo dài phơi nhiễm với fluoroquinolone có thể làm tăng nguy cơ thêm 3% và có thể kéo dài đến 180 ngày sau khi phơi nhiễm với thuốc. Chưa ghi nhận sự biến đổi về nguy cơ liên quan đến phơi nhiễm với amoxicillin-clavulanate. Nguy cơ tuyệt đối với phơi nhiễm fluoroquinolone là 2.4 (95% CI, 1.8-3.1) trên 10 000 bệnh nhân - năm. Nguy cơ tăng lên ở bệnh nhân nam giới, trên 60 tuổi hoặc bệnh nhân bị tích lũy thuốc. Nhìn chung nghiên cứu đã phần nào cho thấy mối liên quan giữa fluoroquinolone đường uống và nguy cơ bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nguy cơ này phụ thuocojo và thời gian phơi nhiễm và liều tích lũy. Cán bộ y tế nên lưu ý đến nguy cơ này khi kê đơn kháng sinh fluoroquinolone. Nguồn: https://jamanetwork.com/journals/jamaneurology/article-abstract/2731583 Người tổng hợp: Nguyễn Phương Thúy
Đây là nghiên cứu hồi cứu ghép cặp case-control sử dụng dữ liệu định danh từ tất cả các bệnh nhân đăng ký khám tại các phòng khám bác sỹ gia đình lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống y tế Vương quốc Anh (The Health Improvement Network database) từ 01/01/1999 đến 31/12/2015. Cohort gồm 1 338 900 bệnh nhân người lớn đã được kê đơn ít nhất 1 lần các thuốc có chứa fluoroquinolone (34.3%) hoặc amoxicillin-clavulanate (65.7%). 01 bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại vi (peripheral neuropathy) được bắt cặp (về tuổi, giới, thời gian dùng thuốc) với 4 bệnh nhân nhóm đối chứng (controls) từ cohort các bệnh nhân được kê fluoroquinolone hoặc amoxicillin-clavulanate đường uống. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại vi ở hai nhóm có phơi nhiễm và không phơi nhiễm với fluoroquinolone và amoxicillin-clavulanate.
Kết quả cho thấy có tổng số 5357 bệnh nhân bị bệnh lý thần kinh ngoại vi (Tuổi trung bình [SD] là 65.6 [14.7] tuổi; 2809 nữ [52.4%]) được ghép cặp với 17 285 bệnh nhân nhóm đối chứng (Tuổi trung bình [SD] là, 64.4 [15.2] tuổi; 9485 nữ [54.9%]) (đã loại trừ các bệnh nhân tiểu đường). Phơi nhiễm với fluoroquinolone có thể làm tăng nguy cơ tương đối mắc bệnh lý thần kinh ngoại vi lên 47% so với nhóm không phơi nhiễm (adjusted incident rate ratio, 1.47; 95% CI, 1.13-1.92). Mỗi một ngày kéo dài phơi nhiễm với fluoroquinolone có thể làm tăng nguy cơ thêm 3% và có thể kéo dài đến 180 ngày sau khi phơi nhiễm với thuốc. Chưa ghi nhận sự biến đổi về nguy cơ liên quan đến phơi nhiễm với amoxicillin-clavulanate. Nguy cơ tuyệt đối với phơi nhiễm fluoroquinolone là 2.4 (95% CI, 1.8-3.1) trên 10 000 bệnh nhân - năm. Nguy cơ tăng lên ở bệnh nhân nam giới, trên 60 tuổi hoặc bệnh nhân bị tích lũy thuốc.
Nhìn chung nghiên cứu đã phần nào cho thấy mối liên quan giữa fluoroquinolone đường uống và nguy cơ bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nguy cơ này phụ thuocojo và thời gian phơi nhiễm và liều tích lũy. Cán bộ y tế nên lưu ý đến nguy cơ này khi kê đơn kháng sinh fluoroquinolone.
Nguồn: https://jamanetwork.com/journals/jamaneurology/article-abstract/2731583
Người tổng hợp: Nguyễn Phương Thúy