Địa Chỉ Công An Huyện Bù Gia Mập Tỉnh Bình Phước

Địa Chỉ Công An Huyện Bù Gia Mập Tỉnh Bình Phước

Công văn số:1260-CV/HU V/v định hướng tình hình tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân

Công văn số:1260-CV/HU V/v định hướng tình hình tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân

Tổng hợp file ảnh bản đồ hành chính huyện Bù Gia Mập – Bình Phước

Nhằm cung cấp file bản đồ chất lượng cao cho bạn đọc hỗ trợ các nhu cầu lưu trữ, tra cứu in ấn. Địa Ốc Thông Thái đã tổng hợp lại các file bản đồ định dạng vector, Illustrator, PNG, JPG, GIF phân giải cao phục vụ nhu cầu in ấn HD, khổ lớn A1, A0.

HUYỆN BÙ GIA MẬP ĐANG PHÁT TRIỂN VƯƠN LÊN MẠNH MẼ

Bù Gia Mập là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả cơ chế đặc thù trong xây dựng NTM của tỉnh Bình Phước. Năm 2016, 2017 chương trình xây dựng NTM ở huyện Bù Gia Mập đã huy động 94% người dân tham gia bằng nhiều việc làm cụ thể thiết thực. Cụ thể như xã Đa Kia, từ năm 2016 đến nay nhân dân đóng góp 11 tỷ đồng cùng với Nhà nước xây dựng 40 km đường giao thông. Bên cạnh đó người dân các khu dân cư tự nguyện đóng góp gần 600 triệu đồng xây dựng hệ thống chiếu sáng đường thôn, trục đường tỉnh 759 với chiều dài hơn 10 km. Đóng góp hơn 263 triệu đồng tu sửa đường giao thông, cầu, khơi thông cống rãnh, mương thoát nước đến nay Đa Kia đạt 14/19 tiêu chí NTM.

Xã Bù Gia Mập người dân không chỉ đóng góp 02 tỷ đồng cùng Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng NTM mà còn tự nguyện đóng góp 768 ngày công lao động xây dựng 1 km đường bê tông, 230 ngày công phát quang thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh tại các tuyến đường liên thôn; hiến 2,3 ha đất, 552 cây trồng các loại để mở đường liên thôn Bù Rên –  Đắk Côn đến nay xã Bù Gia Mập đạt 13/19 tiêu chí NTM.

Từ năm 2016 đến hết quý I năm 2018, toàn huyện đã huy động 297 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp hơn 46 tỷ đồng. Từ các nguồn vận động, hỗ trợ, đóng góp, đến nay huyện Bù Gia Mập có 02 xã về đích NTM là Phú Nghĩa, Đức Thạnh và đang tập trung đầu tư cho xã Đa Kia về đích NTM năm 2018.

Ông Nguyễn Xuân Hoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho biết, cơ chế đặc thù trong xây dựng đường giao thông nông thôn là tỉnh hỗ trợ xi măng, huyện hỗ trợ cát đá, chi phí vận chuyển, người dân sẽ thực hiện đóng góp ngày công. Thực hiện Quyết định 679/QĐ-UBND sau này là Quyết định 1754/QĐ-UBND, huyện cụ thể hóa bằng các kế hoạch, các nghị quyết của huyện ủy về phát triển đường giao thông nông thôn, xây dựng NTM và nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân.

Chính do có cơ chế đặc thù, Bù Gia Mập đã thu hút phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, sức sáng tạo của nhân dân, tạo sự chuyển biến rõ nét trong đẩy mạnh xây dựng NTM. Nhờ đó kinh tế phát triển bền vững, cơ sở hạ tầng đồng bộ, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao.

Với thời gian rất ngắn mới thực hiện trong vòng khoảng 3 năm, huyện đã đầu tư được 97 tuyến đường với chiều dài khoảng 48,4 km và trên 50 tỷ đồng. Hiện nay cơ cấu vốn tỉnh hỗ trợ xi măng khoảng 25%, nhân dân đóng góp 25%, cát đá xi măng vận chuyển khoảng 50%. Với kinh phí này nguồn đầu tư của huyện là lớn nhất nhưng người dân tham gia đồng thuận cao trong việc thực hiện cơ chế này.

Mục tiêu huyện Bù Gia Mập phấn đấu đến năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm đạt 30%, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đạt 80%, huy động nguồn lực trong nhân dân tham gia xây dựng NTM đạt 10% đến 30%. Có 50% số xã đạt chuẩn NTM và số xã còn lại đạt 70% tiêu chí NTM. Phong trào toàn dân xây dựng NTM đạt 70% trở lên.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, các cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của xây dựng NTM. Quan tâm đầu tư phát triển kinh tế nâng cao thu nhập trong đó nhân dân đóng vai trò chủ thể vừa thực hiện vừa thụ hưởng, Nhà nước hỗ trợ hướng dẫn.

Huyện Bù Gia Mập Có Bao Nhiêu Xã ? Huyện Bù Gia Mập có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 8 xã: Bình Thắng, Bù Gia Mập, Đa Kia, Đak Ơ, Đức Hạnh, Phú Nghĩa (huyện lỵ), Phú Văn và Phước Minh.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Bù Gia Mập còn lại 106.116 ha diện tích tự nhiên và 72.907 người với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 xã như hiện nay.

TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP HUYỆN BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bù Gia Mập là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước được thành lập vào ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo nghị quyết số 35-NQ/CP và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/11/2009 (gồm 18 xã), trên cơ sở phần còn lại của huyện Phước Long cũ, sau khi thành lập thị xã Phước Long. Ngày 01/8/2015, một lần nữa huyện Bù Gia Mập được chia tách thành 02 huyện: Bù Gia Mập(gồm 08 xã) và huyện Phú Riềng(gồm 10 xã) theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG HUYỆN BÙ GIA MẬP

1. Văn phòng công chứng Phạm Anh Kỳ.

Văn phòng công chứng Phạm Anh Kỳ được thành lập năm 2018 dưới sự quản lý của Sở tư pháp tỉnh Bình Phước. Là Văn phòng công chứng được thành lập và phát triển, vững mạnh nhận được nhiều sự tin tưởng của người dân, cán bộ, tổ chức…Hoạt động theo mô hình văn phòng công chứng được pháp luật chấp nhận. Cung cấp dịch vụ công chứng, sao kê chính xác và nhanh chóng. Văn phòng còn có chỗ đỗ xe rộng rãi, thoáng mát.

Trưởng Văn phòng công chứng Phạm Anh Kỳ: Công chứng viên Phạm Anh Kỳ

Địa chỉ Văn phòng công chứng Phạm Anh Kỳ: Thôn 4, Xã Đa Kia, Huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.

2. Văn phòng công chứng Huỳnh Chiến.

Phương châm, chiến lược hoạt động của Văn phòng công chứng Huỳnh Chiến tuân thủ hiến pháp và pháp luật, tôn trọng đạo đức hành nghề Công chứng. Với đội ngũ cán bộ, nhân viên có kiến thức pháp luật và được đào tạo bài bản, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Công chứng viên cùng tập thể chuyên viên pháp lý, chuyên viên chuyên ngành, tâm huyết, trung thực được đào tạo chuyên nghiệp luôn luôn phấn đấu đáp ứng những nhu cầu chính đáng của khách hàng.

Trưởng Văn phòng công chứng Huỳnh Chiến: Công chứng viên Lương Thanh Sơn

Địa chỉ Văn phòng công chứng Huỳnh Chiến: Thôn Khắc Khoan, Xã Phú Nghĩa, Huyện Bù Gia Mập, Bình Phước.

Ngày 06/07/2021, HĐND huyện đã thông qua Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND về việc thông qua Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Theo Quy hoạch này thì đến năm 2030 tổng diện tích đất tự nhiên là của huyện 106.464,71 ha, trong đó Đất nông nghiệp là 92.989,78ha, chiếm khoảng 87% tổng diện tích tự nhiên (Trong đó Đất chuyên trồng lúa 632,27 ha) và Đất phi nông nghiệp là 13.474,93 ha, chiếm khoảng 13% tổng diện tích tự nhiên. Đặc biệt huyện không còn diện tích đất chưa sử dụng.

Về diện tích chuyển mục đích sử dụng đất thì tổng diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 4.123,38 ha.

HĐND huyện giao UBND huyện trình UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất huyện Bù Gia Mập giai đoạn 2021- 2030 và tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Sau khi Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 của huyện được phê duyệt, UBND huyện có trách nhiệm công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 đến mọi tổ chức và cá nhân được biết; triển khai các dự án do địa phương xác định, phối hợp và tạo mọi điều kiện để thực hiện các dự án do cấp trên phân bổ thuộc phạm vi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian quy định.

Trung tâm IOC huyện Bù Gia Mập đi vào hoạt động với nhiều chức năng quản lý và giám sát như: giáo dục, y tế, hành chính công, quy hoạch, xử lý phản ánh của người dân… giúp lãnh đạo huyện nắm bắt các thông tin và xử lý kịp thời mọi lúc, mọi nơi, giúp người dân xử lý các thủ tục hành chính nhanh chóng.

Trung tâm IOC được vận hành là tiền đề quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, tiến tới xây dựng xã hội số của huyện Bù Gia Mập nói riêng và của tỉnh Bình Phước nói chung.

Với việc thành lập Trung tâm IOC, UBND huyện hướng đến các mục đích: Nâng cao hiệu quả điều hành của UBND huyện; tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện; cải thiện dịch vụ công; giám sát an ninh, giao thông và môi trường; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của huyện./.

Theo Đài PT-TH và Báo Bình Phước https://baobinhphuoc.com.vn/news/1/163795/khai-truong-trung-tam-ioc-huyen-bu-gia-map

Vườn có diện tích tự nhiên 21.476 ha, gồm 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm của vườn có diện tích 15.200 ha, gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Ðắk Nông. Trước năm 2002, khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên, sau chuyển hạng thành vườn quốc gia (ngày 27/11/2002).

Vườn thuộc vùng đất thấp của nam Tây Nguyên, có đỉnh núi cao nhất là 700 m so với mực nước biển. Các dòng suối Ðác Huýt, Ðác Sa, Ðác Ka, Ðác K'me chảy qua vườn, xanh tươi, mát mẻ và hiền hòa, gợi mở nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, về nguồn hấp dẫn và lý tưởng. Mới đây, thác Đắk Mai 1 thuộc quần thể của vườn vừa được UBND tỉnh công nhận xếp hạng là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, vườn có 724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Về động vật, vườn có 437 loài, thú có 73 loài, trong đó có 59 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có 168 loài chim, hiện có 10 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như gà lôi, hồng hoàng, hồng tía, dù dì phương Ðông, cu xanh, niệc mỏ vằn, chim công, gà tiền mặt đỏ, chim yến hồng xám... Bò sát có 30 loài, trong đó 12 loài ghi trong sách đỏ; đã xác định được hơn 200 loài có thể làm dược liệu như khỉ, rắn, trăn, tắc kè, mật ong, bìm bịp...

Vườn quốc gia Bù Gia Mập hoạt động với 4 chức năng chính: Duy trì và bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái đồi núi thấp chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng Nam Bộ; vườn có độ cao dưới 1.000 m, được coi là nơi rất đặc trưng, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm; là rừng phòng hộ cho các thủy điện Soc Phu Miêng, Cần Đơn, Thác Mơ; nơi xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.