Đảng ủy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công
Đảng ủy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho người có công
Để được công nhận Đảng viên chính thức, Đảng viên dự bị thực hiện theo thủ tục, trình tự tại Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 gồm:
- Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới.
- Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị.
- Bản nhận xét về Đảng viên dự bị từ Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ và của đoàn thể chính trị, xã hội nơi Đảng viên làm việc và chi uỷ nơi Đảng viên dự bị cư trú.
- Nghị quyết của chi bộ, Đảng uỷ cơ sở, Quyết định công nhận Đảng viên chính thức.
Bước 1: Đảng viên dự bị học lớp bồi dưỡng Đảng viên mới.
Bước 2: Đảng viên dự bị làm bản tự kiểm điểm sau 12 tháng dự bị.
Bước 3: Đảng viên chính thức và tổ chức chính trị, xã hội cùng chi uỷ nơi làm việc, cư trú làm bản nhận xét quá trình dự bị của Đảng viên dự bị.
Bước 4: Ra Nghị quyết quyết định công nhận Đảng viên chính thức hay xoá tên trong danh sách Đảng viên dự bị.
Xem thêm: Thủ tục kết nạp Đảng viên cập nhật mới nhất
Như phân tích ở trên, Đảng viên dự bị cũng là đối tượng đã được xem xét, kết nạp vào Đảng vì đã làm lễ kết nạp và chỉ khác với Đảng viên chính thức là phải trải qua thời gian dự bị 12 tháng. Sau thời gian này hoặc sẽ được công nhận Đảng viên chính thức hoặc bị xoá tên khỏi danh sách Đảng viên nếu không đủ tư cách Đảng viên.
Do đó, khi đã trở thành Đảng viên thì Đảng viên dự bị cũng phải tuân thủ các quy định nêu tại Quy định 37-QĐ/TW về những điều Đảng viên không được làm gồm 19 điều sau đây:
- Nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định, Quy chế… của Đảng, làm những điều pháp luật cấm.
- Xuyên tạc chủ nghĩa Mác, Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vụ lợi, cơ hội, quan liêu, xa rời quần chúng…
- Không chấp hành nguyên tắc, hoạt động của Đảng…
- Viết bài, đăng, cung cấp, để lộ, tuyên truyền, phát tán… thông tin, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước.
- Đăng bài, đưa tin, cung cấp tài liệu… sai sự thật mà không cải chính; những tác phẩm không lành mạnh, trái thuần phogn mỹ tục, ảnh hưởng xấu đến xã hội…
- Tố cáo bịa đặt, tố cáo giấu tên, mạo tên… hoặc đe doạ, trù dập… người khiếu nại, tố cáo…
Xem chi tiết 19 điều Đảng viên không được làm.
Bên cạnh bản nhận xét của Đảng viên chính thức thì khi chuyển Đảng viên dự bị sang chính thức, Đảng viên dự bị cần tự làm bản kiểm điểm. Tương tự như bản nhận xét của Đảng viên chính thức, Đảng viên dự bị làm kiểm điểm thì phải nêu bật được các nội dung sau đây:
- Ưu điểm, nhược điểm: Nêu những mặt tích cực, ưu điểm của mình đã đạt được trong thời gian rèn luyện, dự bị 12 tháng trước khi chuyển thành Đảng viên chính thức. Đồng thời, cũng mạnh dạn nêu những khuyết điểm, nhược điểm còn tồn tại của bản thân trong thời gian dự bị 12 tháng nêu trên.
Không chỉ nêu ưu, khuyết điểm, trong bản kiểm điểm của mình, Đảng viên dự bị có thể nêu những biện pháp khắc phục khuyết điểm cũng như biện pháp để tiếp tục phát huy những điểm mạnh, ưu điểm của mình.
- Đề nghị công nhận Đảng viên dự bị trở thành Đảng viên chính thức: Đây là mục đích của bản tự kiểm điểm Đảng viên. Căn cứ ưu điểm, nhược điểm của Đảng viên dự bị trong 12 tháng dự bị, Đảng viên dự bị phải tự cảm thấy bản thân mình có đủ tư cách Đảng viên và có thể được công nhận trở thành Đảng viên chính thức không.
Dưới đây là chi tiết bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị:
Đảng ủy: …………………………….…………………………
Tôi là: ……………, sinh ngày …… tháng …… năm ……
Nơi ở hiện nay: ……………………….……………………
Được kết nạp vào Đảng ngày…tháng … năm… tại chi bộ:……………
Hiện công tác và sinh hoạt tại chi bộ…..…………………
Căn cứ tiêu chuẩn Đảng viên và quá trình tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu thực hiện nhiệm vụ Đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:
Ưu điểm: ........................................................................
Khuyết điểm: .................................................................
Biện pháp khắc phục khuyết điểm: ................................
Tôi tự nhận thấy có đủ điều kiện trở thành Đảng viên chính thức. Đề nghị chi bộ xem xét, báo cáo cấp ủy cấp trên quyết định công nhận tôi là Đảng viên chính thức.
Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người Đảng viên tốt của Đảng.
Địa danh, ngày …… tháng…… năm 20……
Theo Hướng dẫn 09 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khi xem xét kết nạp Đảng viên chính thức thì Đảng viên chính thức được phân công giáo dục Đảng viên dự bị phải thực hiện nhận xét.
Các nội dung phải thực hiện nhận xét gồm: Ưu điểm, nhược điểm của Đảng viên dự bị trong thời gian dự bị 12 tháng cùng lập trường tư tưởng, chính trị, nhận thức về Đảng, pháp luật của Nhà nước cùng đạo đức, lối sống; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Đảng viên dự bị trong 12 tháng thử thách.
Không chỉ bản nhận xét này được sử dụng khi Đảng viên dự bị chuyển sang chính thức mà nếu trong quá trình dự bị, Đảng viên dự bị chuyển công tác, nơi cư trú… dẫn đến chuyển sinh hoạt Đảng thì căn cứ vào bản nhận xét của Đảng viên chính thức để cơ sở Đảng mới phân công Đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người này.
Dưới đây là mẫu bản nhận xét của Đảng viên dự bị thường hay được sử dụng:
Tôi là:……………………………, sinh ngày ...... tháng ...... năm..............
Đang sinh hoạt tại Chi bộ ……………………
Ngày ...... tháng ...... năm.............. được Chi bộ phân công giúp đỡ Đảng viên dự bị: ………. được kết nạp (hoặc kết nạp lại) vào Đảng ngày ...... tháng ...... năm.............. , phấn đấu trở thành Đảng viên chính thức; nay xin báo cáo Chi bộ những vấn đề chủ yếu của Đảng viên dự bị như sau:
Khuyết điểm và những vấn đề cần lưu ý: …………………………………
Đối chiếu với tiêu chuẩn Đảng viên và kết quả phấn đấu rèn luyện của Đảng viên dự bị, tôi đề nghị Chi bộ xét, đề nghị công nhận đồng chí……… trở thành Đảng viên chính thức.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Đảng về lời nhận xét của mình.
……….., ngày ...... tháng ..... năm....
ĐẢNG VIÊN ĐƯỢC PHÂN CÔNG GIÚP ĐỠ
Theo quy định hiện hành tại Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, không có văn bản nào không cho phép Đảng viên dự bị sinh hoạt chi bộ. Đồng thời, Hướng dẫn 12 năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương còn hướng dẫn công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ cụ thể như sau:
Sinh hoạt thường kỳ: Buổi sinh hoạt thường kỳ thường sẽ diễn ra theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung sinh hoạt cũng như dự thảo Nghị quyết hoặc dự kiến nội dung kết luận của buổi sinh hoạt thường kỳ.
Bước 2: Họp để thống nhất những nội dung: Sinh hoạt thường kỳ, đánh giá kết quả công tác trong tháng, dự kiến nhiệm vụ tháng sau, xác định các nội dung khác cần thảo luận, trao đổi, biểu quyết…
Bước 3: Thông báo thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt đến Đảng viên và cấp uỷ viên cấp trên được phân công theo dõi chi bộ. Nếu có điều kiện, còn có thể gửi trước tài liệu để Đảng viên nghiên cứu, chuẩn bị nội dung phát biểu.
Bước 4: Họp sinh hoạt thường kỳ theo những nội dung đã trao đổi nêu trên.
Sinh hoạt chuyên đề: Sinh hoạt chuyên đề không giống sinh hoạt thường kỳ. Đây là buổi sinh hoạt được diễn ra hằng năm để thảo luận về chuyên đề cần sinh hoạt các bước thực hiện sinh hoạt chuyên đề gồm:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề để thực hiện và báo cáo cấp trên.
Bước 2: Phân công Đảng viên biên tập, am hiểu nội dung chuyên đề nhằm chuẩn bị chuyên đề bằng văn bản.
Bước 3: Trao đổi về nội dung, yêu cầu, mục đích, phương pháp thực hiện chuyên đề với Đảng viên được phân công chuẩn bị trước bằng văn bản.
Bước 4: Tạo dự thảo chuyên đề và gửi đến chi uỷ hoặc bí thư chi bộ để thông qua và gửi cho Đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt.
Bước 5: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo những nội dung đã thực hiện ở trên.
Cần lưu ý rằng: Điều 8 Điều lệ Đảng khẳng định:
1. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên.
Do đó, nếu Đảng viên nói chung và Đảng viên dự bị nói riêng không tham gia sinh hoạt chi bộ trong năm mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị xem xét xoá tên trong danh sách Đảng viên.
Như vậy, Đảng viên dự bị cũng phải tham gia sinh hoạt chi bộ: Sinh hoạt thường kỳ và sinh hoạt chuyên đề.